0%

Một bệnh nhân nam 70 tuổi nhập viện vì đau ngực dữ dội, khởi phát đột ngột. Lúc nhập viện M: 130 lần/phút, HA tâm thu 80 mmHg. Siêu âm tim qua thành ngực thấy tràn dịch màng tim có đè sụp thất phải thì tâm trương. Khảo sát Doppler dòng máu qua van 2 lá và van 3 lá thay đổi đáng kể theo hô hấp. Siêu âm tim qua thực quản tại giường thấy bóc tách động mạch chủ lên. Xử trí nào sau đây thích hợp?

Đúng! Sai!

Chèn ép tim cấp là nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở bệnh nhân bóc tách ĐMC cấp type A. Tụt huyết áp do chèn ép tim trong vỡ động mạch chủ được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng tăng tử vong chu phẫu. Bệnh nhân bóc tách động mạch chủ có chèn ép tim cần được phẫu thuật khẩn cấp. Chọc dò dịch màng tim trong bệnh cảnh này còn tranh cãi. Trước đây chọc dò dịch màng tim trong trường hợp này thường là chống chỉ định do làm tăng chảy máu từ chỗ vỡ ĐMC vào màng ngoài tim. Tuy nhiên, theo khuyến cáo 2010 của Hoa Kỳ, 2015 của Châu Âu về bệnh động mạch chủ, khi có chèn ép tim cấp cho phép chọc dịch màng tim giải áp với lượng ít (5 – 10 mL mỗi lần rút) để duy trì tưới máu, giữ cho bệnh nhân còn sống để chuyển đến phòng mổ ( chỉ định loại IIa). Trong tình trạng khẩn cấp này không có thời gian để chụp mạch vành. Chống chỉ định đặt bóng đối xung nội động mạch chủ trong bóc tách động mạch chủ.

Những phát biểu sau về đặc điểm lâm sàng của bóc tách động mạch chủ đều đúng, NGOẠI TRỪ:

Đúng! Sai!

Bóc tách ĐMC gặp ở nam gấp đôi nữ, tuổi thường gặp nhất là ở thập niên 60 và 70. Trên 90% bệnh nhân bóc tách ĐMC có đau ngực. Đau ngực thường khởi phát đột ngột, đau dữ dội ngay từ đầu, đau “ không chịu đựng nổi”. Khám lâm sàng giúp xác định chẩn đoán. Bệnh nhân có thể nhập viện trong tình trạng sốc, nhưng thường thì huyết áp cao, nhất là khi bóc tách liên quan đến đoạn xa. Những dấu hiệu khám thực thể đặc trưng như mất mạch, âm thổi hở van ĐMC thường gặp trong bóc tách ĐMC lên. Một số bệnh cảnh chẩn đoán lầm đau ngực do bóc tách ĐMC như nhồi máu cơ tim cấp, hở van ĐMC cấp mà không có bóc tách, phình ĐMC chủ ngực, u trung thất, đau cơ xương, viêm màng ngoài tim.

Các bước điều trị thích hợp cho bệnh nhân bóc tách động mạch chủ cấp, NGOẠI TRỪ:

Đúng! Sai!

Mục tiêu điều trị cấp thời trong bóc tách động mạch chủ là giảm huyết áp tâm thu để giảm sức căng thành động mạch chủ và giảm đau. Thuốc thường được sử dụng nhất đồng thời là thuốc dãn mạch nitroprusside và thuốc ức chế beta đường tĩnh mạch (như labetalol, esmolol) để hạ huyết áp và giảm sức căng thành. Những biến chứng đe dọa tính mạng như vỡ động mạch chủ, hở van ĐMC cấp, chèn ép tim hoặc tổn thương những cơ quan quan trọng thì bắt buộc phải mổ khẩn cấp. Bóc tách ĐMC cấp type A có chỉ định phẫu thuật sửa chữa vì đã được chứng minh cải thiện sống còn. Ngược lại, bóc tách ĐMC type B có thể điều trị nội khoa an toàn bằng thuốc.

Tất cả những phát biểu sau về tụ máu trong thành động mạch chủ (intramural hematoma) đều đúng, NGOẠI TRỪ:

Đúng! Sai!

Đây là tình trạng tụ máu trong lớp giữa của thành động mạch chủ. Khác với bóc tách ĐMC là không có rách lớp nội mạc. Trong một nghiên cứu Registry về bệnh bóc tách ĐMC, 10% bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng bóc tách ĐMC là tụ máu trong thành ĐMC và 2/3 trường hợp xảy ra ở ĐMC xuống. Những bệnh nhân này là người cao tuổi, có tăng huyết áp và có bệnh xơ vữa động mạch lan rộng. Triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh không phân biệt được với bệnh bóc tách ĐMC. Phương tiện chẩn đoán tốt nhất là MSCT hoặc MRI. Do không có sự thông nối giữa ĐMC và khối máu tụ nên chụp động mạch chủ để chẩn đoán bệnh có độ nhạy cảm rất thấp.

Một bệnh nhân nữ 76 tuổi tăng huyết áp, đến khám vì đau ngực. Huyết áp đo được 200/110 mmHg. ECG có thay đổi ST-T không đặc hiệu. X-quang tim phổi không ghi nhận bất thường. Chụp MSCT động mạch chủ thấy có loét xuyên thấu ở động mạch chủ lên, không thấy lớp nội mạc bóc tách (intima flap). Điều trị thích hợp bao gồm:

Đúng! Sai!

Bệnh nhân loét xuyên thấu động mạch chủ liên quan đến động mạch chủ lên thường được điều trị như bóc tách động mạch chủ, hạ huyết áp tích cực và nhanh chóng phẫu thuật.

Một bệnh nhân nam 56 tuổi khám kiểm tra sức khỏe. Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng. Sinh hiệu có mạch 80 lần/phút, huyết áp 160/90 mmHg. Khám lâm sàng thấy có khối mạch đập ở bụng, ngoài ra không có bất thường gì khác. Siêu âm cho thấy động mạch chủ bụng 39 mm. Xử trí nào thích hợp?

Đúng! Sai!

Phình động mạch chủ bụng 3.9 cm có nguy cơ vỡ rất thấp. Bệnh nhân cần được điều trị hạ áp tích cực, điều trị chống xơ vữa động mạch và siêu âm định kỳ để đánh giá kích thước phình và mức độ tiến triển của phình. Dùng thuốc hạ áp chẹn beta làm chậm tiến triển của phình. Phình động mạch chủ bụng kích thước này không có chỉ định đặt stent.

Bệnh động mạch chủ
Chúc mừng!
Bạn đã hoàn thành bài trắc nghiệm!

Share your Results: