0%

Tất cả những dấu hiệu sau gợi ý vỡ thành tự do thất trái bán cấp, NGOẠI TRỪ:

Đúng! Sai!

Chẩn đoán chính xác và đúng thời điểm vỡ bán cấp thành tự do thất giúp phẫu thuật kịp thời trước khi vỡ cấp hay chèn ép tim có thể dẫn đến tử vong. Đau ngực từng lúc, buồn ói, phân ly điện cơ, tụt huyết áp kèm thay đổi động học ST-T và bệnh nhân kích thích lo lắng có thể là những dấu hiệu gợi ý vỡ bán cấp thành thất sau nhồi máu cơ tim.

Những câu nào sau đây đúng khi nói về biến chứng thủng vách liên thất trong nhồi máu cơ tim cấp?

Đúng! Sai!

Trong các nghiên cứu, tần suất thủng vách liên thất tương đương ở nhồi máu cơ tim thành trước và nhồi máu cơ tim thành dưới. Mặc dù biến chứng thường thấy ở người già, tăng huyết áp nhưng xảy ra cao gấp nhiều lần ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên. Cường độ âm thổi thường tỷ lệ nghịch với kích thước lỗ thông. Cả siêu âm tim và thông tim phải có thể là phương pháp chẩn đoán lựa chọn đầu tiên. Điều trị phẫu thuật nên được tiến hành khẩn cấp.

Phát biểu nào sau đây đúng trong biến chứng đứt cơ trụ trong nhồi máu cơ tim cấp?

Đúng! Sai!

Nhồi máu cơ tim vùng nhỏ nhiều lần có thể là thủ phạm gây đứt cơ trụ. Bênh nhân có thể phù phổi hoặc sốc tim nhưng chức năng tâm thu thất trái có thể bình thường hoặc tăng làm khó giải thích. Đứt cơ trụ thường gặp trong nhồi máu cơ tim thành sau và thành dưới do cơ trụ sau giữa chỉ được nuôi bởi một mạch máu. Mặc dù cần chụp động mạch vành trước mổ nhưng điều trị triệt để là phẫu thuật cấp cứu, không phải can thiệp qua da. Nhiều trường hợp có thể nghe được âm thổi, nhưng nếu không nghe âm thổi cũng không loại trừ được đứt cơ trụ. Rung miu tâm thu rất hiếm gặp, ngược lại với thông liên thất. Phương tiện chẩn đoán lựa chọn là siêu âm tim,

Một bệnh nhân nữ 75 tuổi có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn lipid máu nhập viện phòng cấp cứu vì mệt và khó thở. Cách nhập viện 36 giờ, bệnh nhân có nặng ngực sau xương ức khởi phát đột ngột, mức độ nặng, kéo dào khoảng vài giờ. Bệnh nhân khai có tiền sử nặng ngực khi gắng sức khoảng 2 tháng nay. Khám: HA 95/60 mmHg, tần số tim 110 lần/phút, nhịp thở 28 lần/phút, SpO2: 88% với khí phòng, nhiệt độ 370C. Tĩnh mạch cổ nổi Phổi ran ẩm nổ ở đáy lên đến nửa trên 2 phổi Tim: mỏm tim lệch trái, sờ rung miu ở liên sườn 4 bờ trái xương ức, tim nhanh, T1, T2 đều, rõ, âm thổi toàn tâm thu cường độ 3/6 nghe rõ nhất ở dọc bờ trái xương ức. Hai chân phù nhẹ, lạnh, mạch 2 bên đều (++). ECG: nhịp nhanh xoang, sóng Q và T đảo ở V1-V5 X-quang ngực thẳng: bóng tim to, sung huyết phổi. Xét nghiệm: troponin T 12 ng/mL, creatinine máu 1.5 mg/dL. Bên cạnh y lệnh thở oxy, lasix, aspirin và nitroglycerin, nên làm gì tiếp theo?

Đúng! Sai!

Bệnh cảnh lâm sàng phù hợp với nhồi máu cơ tim thành trước xảy ra trên 24 giờ và hiện nay bệnh nhân có suy tim Killip III. Mặc dù suy tim thứ phát sau nhồi máu cơ tim vùng trước rộng nhưng khám lâm sàng bệnh nhân này nghi ngờ có thêm biến chứng cơ học. Ngoài cho bệnh nhân thở oxy, bệnh nhân đầu tiên cần được siêu âm tim qua thành ngực để đánh giá trước khi điều trị phù phổi cấp. Khí máu động mạch không thật sự quan trọng trong trường hợp này do bệnh cảnh lâm sàng rõ ràng và không lo tình trạng ứ CO2 lúc này. Chúng ta có thể theo dõi tình trạng oxy máu bằng độ bão hòa SpO2. Mặc dù bệnh nhân này đến trễ quá giờ vàng nhưng bệnh nhân vẫn có chỉ định thông tim trái khẩn cấp do nhồi máu cơ tim có biến chứng suy tim hay sốc tim; và việc tái lưu thông mạch vành bằng thông tim còn phụ thuộc bệnh nhân có biến chứng cơ học hay không. Chụp thất đồ chẩn đoán được thông liên thất, nhưng hiện nay chúng ta có thể chẩn đoán được bằng siêu âm qua thành ngực. Bệnh nhân này cũng có chỉ định đặc đường truyền tĩnh mạch trung tâm nhưng việc này không cần làm khẩn cấp ngay có thể chờ khi đến phòng thông tim hay phòng hồi sức tích cực bệnh mạch vành. Không có vai trò MSCT tim trong tình huống này.

Một bệnh nhân nữ 75 tuổi có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn lipid máu nhập viện phòng cấp cứu vì mệt và khó thở. Cách nhập viện 36 giờ, bệnh nhân có nặng ngực sau xương ức khởi phát đột ngột, mức độ nặng, kéo dào khoảng vài giờ. Bệnh nhân khai có tiền sử nặng ngực khi gắng sức khoảng 2 tháng nay. Khám: HA 95/60 mmHg, tần số tim 110 lần/phút, nhịp thở 28 lần/phút, SpO2: 88% với khí phòng, nhiệt độ 370C. Tĩnh mạch cổ nổi Phổi ran ẩm nổ ở đáy lên đến nửa trên 2 phổi Tim: mỏm tim lệch trái, sờ rung miu ở liên sườn 4 bờ trái xương ức, tim nhanh, T1, T2 đều, rõ, âm thổi toàn tâm thu cường độ 3/6 nghe rõ nhất ở dọc bờ trái xương ức. Hai chân phù nhẹ, lạnh, mạch 2 bên đều (++). ECG: nhịp nhanh xoang, sóng Q và T đảo ở V1-V5 X-quang ngực thẳng: bóng tim to, sung huyết phổi. Xét nghiệm: troponin T 12 ng/mL, creatinine máu 1.5 mg/dL. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân có thông liên thất phần mỏm, vô động thành trước và dãn thất phải. Bước kế tiếp nên làm gì?

Đúng! Sai!

Bước kế tiếp nên hội chẩn với phẫu thuật tim - lồng ngực. Bệnh nhân ký giấy đồng ý mổ, trong lúc chờ đợi cho bệnh nhân thông tim và sau đó chuyển sang đơn vị chăm sóc tích cực bệnh mạch vành cho đến khi bệnh nhân đi mổ. Trong phòng thông tim ngoài việc coi giải phẫu mạch vành, có thể đặt bóng đối xung nội động mạch chủ và đường truyền tĩnh mạch trung tâm. Điều trị nội khoa tích cực khi bệnh nhân còn nằm trong khoa hồi sức tích cực bệnh mạch vành trong lúc lên kế hoạch chờ phẫu thuật.

Biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim
Chúc mừng!
Bạn đã hoàn thành bài trắc nghiệm,

Share your Results: