Lựa chọn INR mục tiêu thích hợp cho van ĐMC cơ học Carbomedics:
Biến chứng huyết khối thuyên tắc ở vị trí van 2 lá cao hơn van ĐMC, do đó cần giữ INR cao hơn. Van lồng bị (vd: van Starr-Edwards) hay van 1 đĩa nghiêng (vd: van Bjork-Shiley, Medtronic-Hall, Sorin, Ommiscience) có biến chứng thuyên tắc cao gấp đôi van 2 đĩa (vd: van St. Jude, Carbomedics). Van sinh học có nguy cơ huyết khối thuyên tắc thấp nhất. Đối với van ĐMC cơ học không kèm yếu tố nguy cơ huyết khối thuyên tắc (rung nhĩ, tiền sử huyết khối thuyên tắc, EF ≤ 35%, tình trạng tăng đông hoặc van cơ học thế hệ cũ [van lồng bi]) thì giữ INR 2.5 (2.0 đến 3.0); nếu van ĐMC cơ học có kèm 1 yếu tố nguy cơ thuyên tắc hay van 2 lá cơ học thì giữ INR 3.0 (2.5 đến 3.5). Bn thay van hai lá, 3 lá sinh học hay sửa van 2 lá cần dùng thuốc kháng đông uống trong 3 tháng đầu, sau đó chuyển sang aspirin liều thấp (75-100 mg) suốt đời (loại IIa-C). Bn sau thay van ĐMC sinh học dùng aspirin liều thấp trong 3 tháng đầu nếu không có chỉ định khác dùng kháng đông uống (loại IIa-C). Bn sau thay van ĐMC qua da (TAVI) dùng 2 thuốc chống kết tập tiểu cầu trong 3-6 tháng đầu, sau giảm còn 1 loại và dùng suốt đời (loại IIa-C). Bn thay van cơ học chống chỉ định dùng thuốc kháng đông uống mới (NOACs) (loại III-B).
Một phụ nữ 68 tuổi bệnh bạch cầu mạn dòng lympho, hẹp van 2 lá hậu thấp nặng có triệu chứng nhưng không thể nong van qua da được. Lựa chọn loại van nhân tạo nào thích hợp cho bệnh nhân này?
Chọn lựa van 2 lá sinh học có lẽ là chọn lựa tốt nhất cho bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh mãn tính đi kèm như bệnh bạch cầu mạn dòng lympho, tuy nhiên bệnh nhân không phải sắp chết ngay nên vẫn cần được điều trị phẫu thuật. Thay van sinh học tránh được nguy cơ dùng thuốc kháng đông lâu dài, và khả năng phải mổ lại. Dữ liệu lâm sàng gần đây cho thấy van sinh học từ màng ngoài tim bò có thời gian sử dụng lâu hơn mong đợi, 85% còn tốt lúc 15 năm. Theo khuyến cáo của hội Tim mạch châu Âu 2017, chỉ định thay van sinh học khi bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc kháng đông uống, bệnh nhân không thể tuân thủ hay theo dõi đông máu lâu dài, có nhiều bệnh đi làm kèm tăng nguy cơ chảy máu, bệnh nhân cao tuổi (> 60 – 65 tuổi đối với van ĐMC; > 65-70 tuổi đối với van 2 lá) hoặc những người tiên đoán thời gian sống còn ngắn hơn thời hạn sử dụng của van; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn mang thai (loại IIa-C).
Câu nào sau đây SAI khi nói về huyết khối van nhân tạo?
Thuốc tiêu sợi huyết là chọn lựa điều trị huyết khối kẹt van nhân tạo bên phải bởi vì hậu quả thuyên tắc ở phần xa ít nghiêm trọng hơn so với van nhân tạo bên trái. Streptokinase hay Urokinase là những thuốc thường dùng nhất, tỉ lệ thành công là 82%, với tỉ lệ huyết khối thuyên tắc là 12% và 5% biến chứng chảy máu nghiêm trọng khi sử dụng cho van tim bên phải.
Khi đánh giá chênh áp ngang van nhân tạo, tất cả những điều sau có thể làm đánh giá sai hẹp van nhân tạo, NGOẠI TRỪ:
Hiện tượng không tương xứng bệnh nhân và kích cỡ van (patient-prosthesis mismatch, PPM) hàm ý là hẹp van thật sự theo sinh lý, đó là hậu quả của đặt một van nhân tạo tương đối nhỏ, điển hình hay gặp là van ĐMC, hậu quả làm giảm cung lượng tim. Tất cả các loại van nhân tạo đều có hẹp tương đối, tuy nhiên nếu chọn một van nhỏ không phù hợp kích cỡ bệnh nhân có thể để lại chênh áp lực thật sự cao giống như trước mổ. Bất kỳ tình trạng nào làm tăng cung lượng tim như thiếu máu trong giai đoạn sau mổ, nhiễm trùng huyết, sẽ làm tăng dòng máu qua van nhân tạo và gây chênh áp lực cao hơn bình thường. Tương tự, khi hở van nặng, ví dụ như hở 2 lá (thường bị che bởi van 2 lá cơ học) sẽ làm tăng dòng máu qua van, gây ra tình cảnh giả hẹp van trên siêu âm. Hiện tượng hồi phục áp lực được mô tả là một đánh giá sai chênh áp lực khi làm siêu âm tim do dòng máu xoáy mạnh ngay phía trên van cơ học mà không còn thấy ở ĐMC lên.
Một phụ nữ 30 tuổi có tiền sử thay van ĐMC cơ học đến khám và phát hiện có thai. Bệnh nhân nghĩ thai này khoảng 3 tuần. Bệnh nhân này đang điều trị với coumadin liều 25 mg/tuần (# 3.5 mg/ngày). Chọn lựa điều trị kháng đông tốt nhất cho bệnh nhân này là?
Điều trị với thuốc kháng vitamin K (VKA) trong thai kỳ có nguy cơ cho cả mẹ và thai. Với mẹ tăng nguy cơ kẹt van khi chuyển sang heparin. Với con có khả năng gây dị tật (3.7% - 6.4%), sẩy thai (30%), xuất huyết. Tỉ lệ dị tật thai tăng theo liều thuốc VKA sử dụng. Theo khuyến cáo ESC 2018 về bệnh Tim mạch trong thai kỳ nếu đang dùng warfarin < 5 mg/ngày (hay acenocoumarol 5mg/ngày (hay acenocoumarol > 2 mg/ngày) thì chuyển sang heparin không phân đoạn (UFH) hay heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) chỉnh liều theo khuyến cáo đến hết tam cá nguyệt thứ 1. Dùng lại VKA từ tam cá nguyệt 2 đến giữa tam cá nguyệt 3. Khi thai 36 tuần ngưng VKA, chuyển sang UFH hoặc LMWH. Chuyển LMWH sang UFH đường tĩnh mạch ít nhất 36 giờ trước thời điểm dự kiến sanh. Ngưng UFH 4-6 giờ trước sanh và dùng lại 4-6 giờ sau sanh nếu không có biến chứng chảy máu sau sanh. Bn uống VKA cần đo INR 1-2 tuần/lần trong thai kỳ. BN dùng UFH chỉnh aPTT ≥2 lần chứng; dùng LMWH thì đo mức anti-Xa mục tiêu 4-6 giờ sau tiêm là 0.8 – 1.2 UI/mL (van ĐMC cơ học); hoặc 1.0 – 1.2 UI/mL (van cơ học 2 lá hay van tim bên phải). Chống chỉ định LMWH khi không đo được mức anti-Xa hàng tuần để điều chỉnh liều. Những thay đổi phương thức dùng kháng đông trong thai kỳ phải thực hiện trong bệnh viện. Bệnh nhân chuyển dạ trong lúc đang uống VKA có chỉ định mổ lấy thai.
Share your Results: